Tinh dầu tràm là gì? | Vì sao nó lại "Thần Kỳ" đến thế?

Dầu tràm là một trong những loại dầu, tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam. Dầu tràm được tạo ra bằng phương pháp chưng cất tinh dầu của cây tràm gió – Cajeput với nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe và làm đẹp.

Cùng Đại Hưng Pharma tìm hiểu chi tiết những tác dụng của dầu tràm đối với sức khỏe và làm đẹp trong bài viết sau đây.

Bạn có biết tinh dầu tràm có tác dụng gì?

Sử dụng tinh dầu tràm nguyên chất lâu nay vốn rất tốt cho phụ nữ mang bầu, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, và tất nhiên người lớn vẫn sử dụng rất hiệu quả. Nhưng cụ thể tinh dầu tràm có tác dùng gì ? Có thể sơ lược như: trị ho, sát khuẩn, khử trùng, giữ ấm, phòng cảm lạnh, trúng gió, giảm đâu khớp, tăng đề kháng…

 

Tinh dầu tràm có tác dụng gì với bé ?

Tinh dầu tràm nguyên chất có đặc điểm rất lạ, để lâu không cạn, càng để càng đượm mùi và dược tính của dầu tràm cũng tăng lên theo thời gian.

Tác dụng của tinh dầu tràm đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Giữ ấm, phòng ho, cảm gió:

Đây là công dụng đầu tiên phải kể đến của dầu tràm. Trong khi tắm cho vài giọt dầu tràm vào chậu nước ấm để tắm cho bé. Sau khi tắm xong, mẹ xoa một ít dầu tràm vào thóp, ngực, dọc sống lưng và massage vào lòng bàn chân cho bé sẽ có tác dụng giữ ấm cực hiệu quả và phòng ho, cảm gió.

Trị chướng bụng đầy hơi:

Để trị chướng bụng, đầy hơi cho bé mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu tràm, hơ tay ấm và xoa bụng ở quanh phần rốn cho bé theo chiều kim đồng hồ.

Sổ mũi ngạt mũi:

Mẹ cần xoa dầu lên tay, áo quần để bé hít vào sẽ dứt sổ mũi ngay.

Muỗi hay côn trùng đốt:

Chấm nhẹ một ít xoa trực tiếp lên vết đốt, có tác dụng làm dịu rất nhanh và sát khuẩn tốt nên mẹ không lo vết đốt bị sưng táy, nhiễm trùng.

Kháng khuẩn:

Khi bồng bế bé đi chơi xa hoặc nơi đông người bạn xoa cho bé một ít lên áo quần và lòng bàn tay để giữ ấm và kháng khuẩn cho bé từ môi trường bên ngoài.

Một số lưu ý khi sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

Không lau mặt cho bé bằng dầu tràm

Khi tắm bằng nước ấm pha vài giọt dầu tràm, mẹ chú ý tránh tắm lên vùng mặt kẻo cay mắt bé.

Nếu bé bị ngạt mũi thì các mẹ đừng thoa dầu tràm lên trực tiếp mũi của bé vì nó sẽ khá cay, mẹ có thể thoa lên khăn quấn quanh cổ của bé hoặc những thứ xung quanh để sao cho bé có thể ngửi được.

Nên áp dụng những mẹo giúp bé hết ngạt mũi, ho, Không nên sử dụng khi không cần thiết, tránh lạm dụng quá mức, bôi dầu tràm vào lúc con đang khỏe, vận động liên tục và ra mồ hôi nhiều có thể khiến làn da của con bị kích ứng.

Tác dụng của tinh dầu tràm đối với phụ nữ mang thai, sau khi sinh và người lớn tuổi

Trị cảm mạo:

Đối với mẹ bầu, bệnh cảm có nguy cơ xuất hiện nhiều nhất vào 3 tháng đầu thai kỳ, vì lúc này sự xuất hiện của em bé đã khiến cơ thể mẹ rất dễ mẩm cảm với môi trường xung quanh. Nếu phải dùng kháng sinh kều cao để trị bệnh thì nguy cơ cao xảy ra các biến chứng cho thai nhi. Việc dùng dầu tràm thoa trực tiếp vào lòng bàn chân, thái dương, cổ họng hoặc pha vào nước ấm để tắm sẽ giúp mẹ bầu, sau sinh và người lớn tuổi phòng, trị bệnh cảm.

Tránh gió, giữ ấm:

Một trong những nguyên nhân trực tiếp dễ khiến chúng ta cảm cúm đó là cơ thể bị lạnh, thêm vào đó sức đề kháng của mẹ bầu, sau sinh và người lớn tuổi vốn dĩ yếu hơn người bình thường. Vì vậy, khi đi ra ngoài nhất là lúc trời lạnh nên xoa một ít dầu tràm sẽ giữ ấm rất hiệu quả.

Trị sổ mũi, trị ho:

Những cơn ho thường gây phiền toái cho mẹ sau sinh và người lớn tuổi, nhưng lại là nổi khủng khiếp đối với mẹ bầu. Bởi ho làm cho các mẹ rất dễ đau phần bụng dưới nên ảnh hưởng đến thai nhi. Đối với một số mẹ bị yếu tử cung phải nằm một chỗ thì những cơn ho là nỗi đáng sợ nhất. Có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi, hoặc pha vài giọt vào ly nước ấm để uống. Dầu tràm có tác dụng làm tan đàm, trị ho hiệu quả.

Xem chi tiết sản phẩm tại đây

Dùng dầu tràm giảm đau:

Dầu tràm có tác dụng giảm đau nên có thể dùng cho mẹ bầu, mẹ sau sinh và người lớn tuổi khi bị nhức mỏi cơ thể.

Tác dụng kháng khuẩn của dầu tràm:

Tác dụng của tinh dầu tràm cho bé cũng được kết hợp với các sản phẩm thảo dược

Để cơ thể không bị ốm đau, điều đầu tiên nên giữ cho môi trường được thông thoáng, sạch sẽ. Sử dụng dầu tràm để kháng khuẩn là lựa chọn phù hợp nhất. Cho vài giọt dầu tràm trong chén nước nóng, hoặc thấm dầu tràm trong miếng bông để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch hơn; dầu tràm có tác dụng ức chế virus, giúp đề phòng cúm hiệu quả. Hương dầu tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ chịu trong phòng của gia đình bạn.

Trị vết cắn côn trùng, dị ứng:

Bôi trực tiếp dầu tràm lên vết cắt, đốt hay dị dứng sẽ làm giảm sưng, đau ngứa rất nhanh. Để đề phòng muỗi, côn trùng đốt hãy cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước ấm, lau hoặc tắm sẽ khiến côn trùng tránh xa.

Giúp các mẹ hạn chế phải dùng kháng sinh:

Đối với những người bình thường việc dùng kháng sinh cũng nên hạn chế, thì đối với phụ nữ mang thai và sau sinh, các khuyến cáo đưa ra cần phải hạn chế đến mức tối đa thậm chí là không. Bởi lúc này, nếu dùng kháng sinh không những ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ mà còn gây nguy hiểm cho bé. Vì vậy sử dụng sản phẩm này là giải pháp tốt nhất cho các mẹ.

Sử dụng lá tràm gió trong y học cổ truyền Huế là một bài thuốc được nhiều người tin tưởng vì các công dụng trị liệu tuyệt vời, đặc biệt là phòng chống nhiều loại bệnh vặt cực kỳ hiệu quả đối với trẻ nhỏ, mẹ bầu, người cao tuổi và những người có đề kháng yếu.

Ngoài ra, dầu tràm còn được xem là cẩm nang vàng cho mọi gia đình, đặc biệt là phụ nữ.

Vì vậy, các mẹ hãy thêm vào danh sách mua sắm của mình một lọ tinh dầu tràm nguyên chất đầy hữu ích ở cuối bài viết này nhé!

Đánh dấu: tinh dầu tràm