Bệnh Gout và cách điều trị

Bệnh gout (gút), trong Đông Y gọi là ‘’thống phong’’, là một trong những bệnh viêm khớp gây đau đớn nhất.

Bệnh gout là gì?

Bệnh gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric làm cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao dẫn đến hình thành các tinh thể acid uric. Các tinh thể này lắng đọng tại các khớp gây sưng, nóng, đỏ, đau.

Bệnh thường ảnh hưởng đến các khớp đơn lẻ (thường là khớp ngón chân cái). Các đợt bùng phát gây ra các cơn gút cấp và những lúc không có triệu chứng, được gọi là thuyên giảm. Các cơn gút lặp đi lặp lại có thể dẫn đến viêm khớp gút.

Bệnh Gút gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

Bệnh Gút gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

2. Triệu chứng của bệnh Gout

Khi bệnh ở giai đoạn đầu, có những trường hợp bệnh nhân được xác định nồng độ acid uric tăng nhưng chưa xuất hiện các triệu chứng được gọi là tăng acid uric máu. Lâu dần, khi nồng độ acid uric tăng cao không hạ hình thành các tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp. Bệnh thường khởi phát đột ngột, xuất hiện các cơn đau âm ỉ và thường xuất hiện vào ban đêm.

Một số triệu chứng bệnh gout bao gồm:

  • Khớp đau dữ dội: Thường xảy ra ở khớp ngón chân cái. 4 - 12 giờ đầu tiên là thời gian khởi phát cơn đau dữ dội nhất.
  • Cơn đau kéo dài âm ỉ: Sau cơn đau dữ dội của đợt gout cấp, người bệnh sẽ bị đau âm ỉ, triệu chứng này kéo dài khoảng vài ngày cho đến vài tuần. Mức độ đau lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước đó.
  • Sưng viêm và tấy đỏ: các khớp bị gout sẽ trở nên sưng, nóng và đỏ.
  • Khả năng vận động của bệnh nhân bị hạn chế, không thể cử động khớp như bình thường.
  • Có thể sốt nhẹ, ớn lạnh, khả năng ăn uống kém hơn.

3. Nguyên nhân gây bệnh gout

Nguyên nhân gây ra bệnh gout chủ yếu là do giảm bài tiết axit uric, rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể.

Axit uric là một chất thải được sinh ra khi cơ thể đã hấp thụ các dưỡng chất trong thực phẩm sau khi phân hủy purin. Chúng sẽ đi qua thận và đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Tuy nhiên, nếu chức năng của thận bị suy giảm hoặc lượng axit uric được sản sinh ra quá nhiều, cơ thể không bài tiết kịp sẽ gây tích tụ axit uric trong máu.

Nồng độ axit uric trong máu tăng cao, lắng đọng tạo thành các tinh thể urat có hình kim, sắc nhọn bám vào mô sụn, khớp xương dẫn đến viêm, sưng khớp và có hiện tượng đau nhức khớp.

Có 5 yếu tố làm tăng khả năng gây bệnh Gout

1. Do yếu tố di truyền từ bố mẹ

2. Do thừa cân béo phì, lười vận động

3. Do chế độ ăn uống nhiều purin, sử dụng nhiều bia rượu

4. 95% đối tượng nhiễm bệnh Gút là nam giới

5. Do các bệnh lý về chức năng thận, sử dụng nhiều vitamin, thuốc lợi tiểu

4. Cách điều trị Bệnh Gout

Dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau và viêm giúp ngăn ngừa được các đợt bùng phát bệnh như colchicine hay thuốc allopuriod giúp ức chế sự hình thành acid uric, các thuốc kháng viêm không steroid, các thuốc giảm đau khác được bác sĩ cân nhắc sử dụng điều trị. Cần luyện tập sức khỏe lành mạnh, giảm cân nếu trong tình trạng thừa cân, béo phì, uống nhiều nước.

Thuốc điều trị cơn đau gout cấp tính

  • Thuốc chống viêm không steroid NSAID: Các thuốc này bao gồm các lựa chọn không kê đơn như ibuprofen và naproxen sodium (Aleve), cũng như các thuốc kê đơn.
  • Thuốc colchicine: Đây là loại thuốc giảm đau có tác dụng chống viêm hiệu quả. 
  • Thuốc corticosteroid: Một số thuốc như prednisone dexamethason, solumedrol có thể kiểm soát chứng viêm và đau do bệnh gút.
  • Thuốc hạ Acid uric máu ngăn ngừa biến chứng bệnh gút

Trường hợp bệnh nhân chỉ xuất hiện vài đợt bùng phát bệnh mỗi năm hoặc tần suất bệnh ít thường xuyên hơn nhưng đau nhiều, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc để giảm nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh. 

  • Nếu khớp bị tổn thương hay xuất hiện các hạt tophi, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm mức acid uric, một số thuốc được sử dụng như:
  • Thuốc ngăn chặn sản xuất acid uric: Các loại thuốc được gọi là chất ức chế sản sinh acid uric trong cơ thể giúp hạn chế bệnh tiến triển.
  • Thuốc đào thải acid uric: Những loại thuốc này được gọi là uricosurics giúp tăng uric niệu cải thiện khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
  • Các thuốc trong nhóm này bao gồm Allopurinol , Febuxostat

Lời khuyên: Kiểm soát cân nặng, Chế độ dinh dưỡng hợp lý hạn chế  thực phẩm chứa nhiều purine, uống đủ nước và giàu chất xơ, protein từ đậu, trứng, sữa và hạn chế bia, rượu mạnh, các loại nước có gas. Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.

Pabi Gout với thành phần năm loại thảo dược quý được kết hợp để hỗ trợ điều trị bệnh nhân gout. Giảm lượng acid uric trong máu, giảm nhức xương, đau khớp, đau lưng, đau vai. Giúp là giảm nồng độ acid uric trong máu và sự lắng đọng của acid uric tại các khớp của bệnh nhân gout.

Bên cạnh việc sử dụng viên uống Babi Guot mỗi ngày, người bệnh gout cũng nên xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt lành mạnh, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm bớt axit uric máu, đẩy lùi bệnh gout.

Với những chia sẻ về bệnh gout và cách điều trị trên đây, Dược phẩm Đại Hưng hi vọng có thể giúp bạn đọc sớm nhận biết và điều trị bệnh gout kịp thời, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ bệnh gout. Nếu còn thắc mắc gì thêm, hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí.