Bệnh Gout (Gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả |Pabi Gout

Bệnh gout (gút) vốn được mệnh danh là căn “bệnh nhà giàu” nhưng hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, tỉ lệ người mắc bệnh này ngày càng có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở người trẻ.

1. TÌM HIỂU VỀ BỆNH GOUT

1.1. Bệnh Gout (Gút) là bệnh gì?

benh-gout-tim-hieu-va-cach-dieu-tri-hieu-qua

Bệnh gout (thống phong) – một loại viêm khớp đột ngột gây ra hiện tượng sưng đỏ và đau ở các khớp. Nguyên nhân chính là do lượng axit uric tích tụ trong máu gây ra tình trạng viêm ở khớp. (Theo Medicalnewstoday.com)

Axit uric có vai trò kích thích não bộ phát triển và còn là chất chống oxy hóa tốt, trường hợp thiếu axit uric có thể gây suy giảm khả năng tổng hợp một số chất trong cơ thể. Nhưng khi nồng độ axit uric quá cao, không đào thải hết ra ngoài nên sẽ lắng đọng và tạo thành các tinh thể muối urat tại các khớp gây viêm.

Tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ hình thành nên bệnh gout.

Đặc trưng nhất của bệnh gút là những cơn đau đột ngột điển hình là về đêm gây sưng tấy ở khớp chân, ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay).

1.2. Các giai đoạn phát triển của bệnh gout

giai đoạn phát triển bệnh gout (gút)

Bệnh gout có thể chia là 4 giai đoạn, tùy theo những tình trạng sưng viêm tại các vị trí khớp bị lắng đọng acid uric.

  • Giai đoạn 1: Nồng độ acid uric trong máu tăng cao, chưa có biểu hiện cụ thể của bệnh gout, chỉ đến khi tiến hành xét nghiệm máu mới phát hiện chỉ số acid uric tăng.
  • Giai đoạn 2: Bệnh gout cấp tính
  • Các tinh thể muối urat bắt đầu hình thành gây nên những cơn đau nhức, sưng tấy tại các khớp cổ tay, ngón tay, ngón chân. Hiện tượng này kéo dài trong 1-2 tuần và biến mất.
  • Giai đoạn 3: Ngủ đông

Không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào tuy nhiên những tinh thể muối urat vẫn âm thầm hình thành tại các khớp xương và tái phát bệnh sau 3-5 năm (có thể thay đỏi phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của người bệnh)

  • Giai đoạn 4: Bệnh gout mạn tính

Lúc này xuất hiện những hạt tophi dưới da, người bệnh gặp khó khăn trong quá trình đi lại, cầm nắm. Nếu hạt tophi vỡ ra có thể nhiễm khuẩn khớp, nhiễm trùng huyết nguy hiểm.

1.3. Bệnh gout có điều trị khỏi được không?

Đây là bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, nên khó có thể điều trị khỏi được hoàn toàn. Việc dùng thuốc Tây chỉ có tác dụng giảm đau, chống viêm trong các cơn đau gút cấp.

Ở giai đoạn mãn tính, người bệnh cần phục hồi chức năng gan thận bằng các loại thuốc Đông y, đồng thời điều trị các rối loạn chuyển hóa đi kèm.

2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BỆNH GOUT (GÚT)

2.1. Nguyên nhân nguyên phát bệnh gout (gút)

nguyên nhân phát triển bệnh guot gút

Liên quan đến các yếu tố gen di truyền, cơ địa. Bệnh nhân trong trường hợp này có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn người bình thường nên nồng độ acid uric trong máu cũng tỷ lệ thuận tăng theo.

2.2. Nguyên nhân thứ phát

Là yếu tố bên ngoài, vì lý do nào đó mà người bệnh khiến cho lượng acid uric trong máu tăng mạnh.

2.2.1. Chế độ ăn uống

Ăn nhậu quá nhiều

Là nguyên nhân chính khởi phát bệnh gout. Ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, cá béo và nấm. Một số là do thói quen uống rượu bia không kiểm soát – tác nhân chủ yếu kích thích sự gia tăng acid uric trong máu cao.

2.2.2. Rối loạn chức năng thận

Sự rối loạn chuyển hóa purin khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Lượng axit uric trong máu tích tụ nhiều, sẽ hình thành nên những tinh thể tập trung tại khớp. Từ đó gây sưng, viêm, đau đớn cho bệnh nhân.

3. TRIỆU CHỨNG BỆNH GOUT

Benh-gut-do-su-tang-cao-axit-uric-mau

Khớp sưng đỏ

Bệnh gout thường xảy ra đột ngột và xuất hiện những cơn đau nhức vào ban đêm. Trường hợp mới ở giai đoạn đầu chưa có triệu chứng rõ rệt, chỉ đến khi xét nghiệm máu nồng độ acid uric cao mới phát hiện ra. Tuy nhiên khi đến giai đoạn bệnh gout cấp và mạn tính sẽ có những triệu chứng đặc trưng như:

  • Các cơn đau khớp dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Đau nhiều hơn khi chạm vào.
  • Khớp sưng tấy, nóng đỏ.
  • Xung quanh khớp sưng tấy nóng lên.

Sau một vài ngày khi các cơn gout có thể dịu đi nhưng với trường hợp nặng cơn đau có thể xảy ra trong vài tuần. Ở giai đoạn bệnh gout mạn tính còn xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Xuất hiện hạt tophi dưới da
  • Tổn thương các khớp
  • Gây nên tình trạng sỏi thận

Ngoài ra, các vị trí dễ gặp phải các cơn đau gout tấn công như:

  • Bệnh gout ở tay, các khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay.
  • Bệnh gout ở mắt cá nhân.
  • Bệnh gout ở gót chân, band chân, ngón chân cái.
  • Bệnh gout ở đầu gối.

4. PHÂN BIỆT GOUT CẤP TÍNH VÀ MÃN TÍNH

4.1. Đau gút cấp tính

Thời điểm:

Hầu hết các cơn gút mãn tính xuất hiện đột ngột vào nửa đêm, có thể tự phát hay sau một bữa ăn nhiều chất đạm hoặc ăn nhậu quá mức…

Vị trí:

Gút thường khởi phát ở khớp chi dưới như khớp bàn ngón chân cái (hơn 50% các trường hợp), khớp cổ chân, khớp gối… Các vị trí đau tiếp theo là khớp bàn tay, ngón tay hoặc các khớp khác.

Tính chất đau:

Khớp đau dữ dội, đau nhiều về đêm hoặc gần sáng, kèm theo sưng, nóng, đỏ, hạn chế vận động các khớp. Cơn đau sẽ giảm dần vào ban ngày.

4.2. Bệnh gout mãn tính

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi gút chuyển sang giai đoạn mãn tính là sự xuất hiện của các hạt tophi (do các muối urat sodium kết tủa trong mô liên kết nhiều năm tạo thành các khối dưới da).

Bệnh gout mãn tính

Xuất hiện hạt tophi

Hạt tophi có thể ở vành tai, cạnh các khớp tổn thương và gây đau dữ dội. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường các tinh thể kết tinh hình khối màu trắng.

5. ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH GOUT?

Bệnh nhân gout chủ yếu ở nam giới (30-50 tuổi)

Bệnh nhân gout chủ yếu ở nam giới (30-50 tuổi)

Bệnh gout đang ngày càng trẻ hóa. Có đến hơn 80% đối tượng mắc bệnh gout là nam giới ở độ ngoài 40 trở đi nhưng cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh sớm hơn – thường là trong độ tuổi từ 30 đến 50. Ngoài ra còn một số đối tượng có nguy cơ mắc gout như:

  • Nam giới sau tuổi 40, nữ độ tuổi mãn kinh
  • Người lười vận động, thường xuyên sử dụng chất kích thích
  • Người thường có chế độ ăn uống giàu đạm như nội tạng động vật, các loại thịt đỏ
  • Người có tiền sử bị bệnh gout
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người từng mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…
  • Người từng sử dụng các loại thuốc làm tăng nguy cơ tích tụ axit uric trong cơ thể như aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị liệu…

6. BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH GOUT

Gout được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị trị kịp thời. Ở giai đoạn đầu bệnh gout không đe dọa tới tính mạng như bệnh tim hay đột quỵ nhưng về lâu dài hoàn toàn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến dạng các khớp.
  • Hạn chế vận động, thậm chí gây tàn phế.
  • Nếu hạt tophi vỡ ra có thể gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.
  • Tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ dẫn đến tình trạng suy thận, tăng huyết áp.
  • Gây mất thẩm mỹ và phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ các khớp hư hỏng hoặc loại bỏ hạt tophi.
  • Có nguy cơ cao mắc sỏi thận.

7. CHẨN ĐOÁN BỆNH GOUT

Để chẩn đoán bệnh gout, các bác sĩ có thể tiến hành thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng bằng phương pháp:

  • Khai thác tiền sử dịch tễ bệnh học.
  • Kiểm tra dịch khớp phát hiện tinh thể urat.
  • Chụp Xquang.
  • Siêu âm khớp.
  • Chụp CT.

Ngoài ra, theo Bệnh viện Trung ương, để chẩn đoán chính xác hơn bệnh gout có thể áp dụng phương pháp Ilar và Omeract 2006:

  • Có tinh thể urat trong dịch khớp
  • Hạt tophi được chứng minh có chứa tinh thể urat
  • Có 6/12 triệu chứng sau:
  • Viêm khớp tiến triển tối đa trong vòng một ngày.
  • Có hơn 1 cơn viêm khớp cấp.
  • Gây viêm ở một khớp.
  • Vùng da bị viêm đỏ ửng.
  • Sưng đau khớp bàn chân ngón chân 1.
  • Viêm khớp bàn chân, ngón chân 1 ở một bên.
  • Viêm khớp cổ chân một bên.
  • Có thể nhìn thấy hạt tophi.
  • Nồng độ acid uric trong máu tăng.
  • Sưng đau các khớp không đối xứng.
  • Nang dưới vỏ xương, không khuyết xương khi chụp X-quang.
  • Cấy vi khuẩn trong dịch khớp âm tính.

8. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT

Bệnh gout uống thuốc gì? Trong các cơn gout tiến triển, hầu hết bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giúp làm giảm cơn đau hoặc bệnh nhân có thể sử dụng các bài thuốc dân gian vừa dễ thực hiện, không tốn kém lại không gây tác dụng phụ.

>>> Xem thêm thực phẩm hỗ trợ điều trị Gout tại đây <<<

8.1. Dùng thuốc Tây

Các loại thuốc Tây thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau, giúp hạ acid uric, từ đó ngăn chặn sự lắng đọng tinh thể urat trong các khớp, làm giảm nồng độ axit uric trong máu cho bệnh nhân.

Một số loại thuốc tây thường dùng như:

Thuốc điều trị đợt gout cấp

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) VD: Celecoxib
  • Corticosteroid

Thuốc điều trị hạ acid uric máu:

  • Nhóm ức chế tổng hợp acid uric
  • Nhóm thuốc làm tăng thải acid uric qua nước tiểu: Probenecid.
  • Nhóm thuốc làm tiêu acid uric như uroxozyme.

dieu-tri-benh-guou-bang-thuoc-tay

Thuốc Tây trị gout

Việc sử dụng thuốc Tây dù tác dụng nhanh nhưng gây ra các tác dụng phụ như: đau dạ dày, suy gan, thận… Chưa kể người bệnh bị phụ thuộc nhiều, cứ hết thuốc thì tình trạng bệnh lại tái phát.

Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng này nhiều người đã tham khảo cách chữa bệnh gout khi chuyển sang sử dụng các sản phẩm Đông y đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống, vận động khoa học để loại bỏ nguy cơ gây bệnh.

8.2. Bài thuốc dân gian

8.2.1. Điều trị gout bằng cây ngải cứu

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá ngải cứu + 2 thìa mật ong.
  • Cách làm: Rửa ngải cứu thật sạch, ngâm trong nước muối pha loãng để khử trùng. Đem toàn bộ giã nát, chắt lấy nước cốt rồi pha chung với mật ong. Uống 2 lần: vào buổi trưa và buổi chiều trong ngày.

8.2.2. Điều trị bệnh gút bằng đậu xanh

Điều trị gout bằng đậu xanh

Điều trị gout bằng đậu xanh

  • Nguyên liệu: Đậu xanh nguyên hạt (30g)
  • Cách làm: Ngâm trong nước ấm khoảng từ 30 – 60 phút. Đem nấu nhừ (có thể nấu đặc hoặc loãng tùy sở thích nhưng không cho thêm gia vị) và chia làm 2 lần ăn vào buổi sáng – tối trước khi đi ngủ 1-2 tiếng. Mỗi lần ăn khoảng 1 chén. Sử dụng liên tục trong tầm 1 tháng.

8.2.3. Điều trị bệnh gút bằng cây nở ngày đất

  • Nguyên liệu: 200g cây nở ngày đất tươi còn nguyên cả rễ và hoa
  • Cách làm: Rửa sạch, vớt ra để ráo và chặt khúc ngắn. Sắc với 1,5 lít nước cho đến khi nước cạn chỉ còn 500ml thì chắt ra. Chia thuốc uống làm nhiều lần trong ngày.

9. PABI GOUT ĐẠI HƯNG HỖ TRỢ LÀM GIẢM CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH

pabi-gout-dai-hung

Kết hợp sử dụng Pabi Gout (Gút) Viên gout Pabi của Dược Phẩm Đại Hưng 

Song song với chế độ ăn uống sinh hoạt bạn có thể kết hợp sử dụng Viên Pabi Gout để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau do gout.

Với các thành phần từ thảo mộc thiên nhiên như: Đỗ Trọng, Dâm Dương Hoắc, Tơm Trơn, Trạch Tả, Khúc Khắc dành cho người mắc gout, có công dụng như:

  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau do gout.
  • Hỗ trợ lợi tiểu.
  • Tăng đào thải acid uric.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh gout là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao khiến hình thành các tinh thể muối urat trong các khớp, từ đó dẫn tới tình trạng sưng viêm. Vì vậy, để hạn chế được những cơn đau do gout cần kiểm soát được chỉ số acid uric. Việc bổ sung Pabi Gout Đại Hưng sẽ hỗ trợ bồi bổ can thận, lợi tiểu, hoạt huyết và thúc đẩy chức năng giải độc gan thận, qua đó làm tăng đào thải acid uric.

Ngoài ra khi bào chế các vị thảo mộc dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại, giúp lữu giữ được lượng lớn tinh chất từ đó hỗ trợ phòng ngừa, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh gout như giảm sưng đau các khớp, giảm cơn gout cấp ở người gout mãn tính.

10. LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ DÀNH CHO NGƯỜI MẮC BỆNH GOUT

Theo nhữngThs.Bs của viện Hội Đông Y TP.Hồ Chí Minh, với những người bị bệnh gout bên cạnh chế độ ăn uống khoa học cần kết hợp vận động hợp lý và lựa chọn bài tập phù hợp. Cụ thể:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu purin như hải sản và các loại thịt đỏ.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ và rau xanh.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.
  • Nên chọn những bài tập vừa sức như đi bộ, đạp xe, bơi lội.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát nồng độ acid uric trong máu.

Trên đây là biện pháp giúp hạn chế tái phát những cơn đau, nâng cao sức khoẻ cho người bệnh. Tuy nhiên, trong các đợt gút cấp, người bệnh không nên vận động mạnh để tránh làm tổn thương các khớp bị viêm.

Bài viết trên đã tổng hợp các kiến thức về bệnh gout, hy vọng các bạn đã có những kiến thức hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe của mình. Gọi ngay số hotline 0916519980 hoặc chat trực tiếp tại đây để các chuyên gia giải đáp thắc mắc nhé!

Xem thêm: 

Bệnh Gout Là Gì? Phương Pháp Hỗ Trợ Điều Trị.

Thuốc Giải Độc Gan Được Tin Dùng Nhiều Hiện Nay.

TOP 5 Thuốc Bổ Thận Tráng Dương Tăng Cường Sinh Lý Nam 2020.

 

Đánh dấu: Bệnh gout, gút